Những cây atiso được trồng đầu tiên ở quanh Naples vào giữa thế kỷ 15. Nó được Catherine de Medici giới thiệu tới nước Pháp trong thế kỷ 16, sau đó, người Hà Lan mang nó đến nước Anh.
Atiso tiếp tục được mang tới Mỹ trong thế kỷ 19 bởi những người đến nhập cư: bang Louisiana bởi người Pháp và bang California bởi người Tây Ban Nha. Ngày nay, atiso được trồng chủ yếu ở Pháp, Ý và Tây Ban Nha, Mỹ và các nước Mỹ Latinh.
Atiso du thực vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, được trồng ở Sa Pa, Tam Đảo và nhiều nhất là ở Đà Lạt. Tên gọi của nó là sự phiên âm sang tiếng Việt của từ tiếng Pháp artichaut. Ngoài ra, atiso còn có tên gọi khác là hoa bụp giấm.
Cây Atiso sống một năm cao 1,5 – 2m, phân nhánh gần gốc, màu tím nhạt, lá hình trứng, mép lá có răng. Hoa đơn độc, mọc ở nách, gần như không có cuống. Tràng hoa màu vàng hồng hay tía, có khi trắng. Quả nang hình trứng, có lông thô mang đài màu đỏ bao quanh quả. Cây ra hoa từ tháng 7 đến tháng 10.
Vào mùa thu, lúc các lá đài còn mềm, không nhăn héo và có màu đỏ sẫm. Và cũng chỉ thu hái trong vòng 15-20 ngày sau khi hoa nở vì để lâu, dược liệu sẽ kém phẩm chất.
1. Hoạt chất của atiso:
– Chất cynarine (Acide 1- 4 dicaféin quinic).
– Chất inulin, inulinaza, tamin.
– Các muối hữu cơ của các kim loại Kali, Canxi, Magiê, Natri…
2. Công dụng của hoa atiso
* Ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tai biến mạch, thoái hóa gan…
– Flavonoid có khả năng tạo phức với các ion kim loại nên có tác dụng như những chất xúc tác ngăn cản các phản ứng oxy hoá. Do đó, các chất flavonoid có tác dụng bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tai biến mạch, lão hoá, thoái hoá gan, tổn thương do bức xạ.
– Hyaluronidase là enzym làm tăng tính thấm của mao mạch, khi thừa enzym này sẽ xảy ra hiện tượng xuất huyết dưới da. Flavonoid ức chế sự hoạt động của hyaluronidase, vì thế, nếu được bổ sung flavonoid, tình trạng trên sẽ cải thiện. Phối hợp với vitamin C và flavonoid sẽ tăng cường tác dụng trị liệu.
* Giúp hạ huyết áp
– Một trong những tác dụng mạnh nhất của Atiso là khả năng làm giảm huyết áp. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, việc uống trà Atiso thường xuyên có tác dụng hiệu quả tương đương với việc sử dụng các loại thuốc giảm huyết áp.
* Tăng cường sự miễn dịch, hạn chế các bệnh về xương khớp
– Atiso cũng đứng đầu trong các loại hoa quả về hàm lượng Vitamin (A, B1, C, D, E, F…. ), axit amin và các loại vi chất có tác dụng tốt cho cơ thể.
– Vitamin C cần thiết để phát triển, sửa chữa các tế bào và mô trong cơ thể, quá trình tổng hợp collagen để có một làn da khỏe mạnh, làm chắc xương và răng.
– Ngoài ra, Vitamin C trong atiso còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và chống lại các bệnh cảm cúm thông thường.
* Cung cấp chất điện giải
– Trong atiso có chứa rất nhiều chất điện giải có lợi cho cơ thể (chất điện giải giúp điều hòa lượng chất lỏng trong cơ thể, duy trì cân bằng lượng pH trong máu).
– Khi cơ thể làm việc sẽ mất đi chất điện giải như: natri, clorua, canxi, magiê, kali, phốt pho… qua tuyến mồ hôi. Vì vậy, atiso sẽ là nước uống tuyệt vời bổ sung chất điện giải cho cơ thể.
* Giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn
– Atiso có chức năng chữa trị các vấn đề liên quan tới tiêu hóa thông thường như: trướng bụng, đầy hơi, nhuận tràng, chữa táo bón, lợi tiểu, viêm bàng quan, hạn chế sự tạo sỏi ở đường tiết niệu…
* Giúp trẻ hóa cơ thể và giảm nguy cơ ung thư
– Atiso chứa một loại chất chống oxy hóa rất hiếm là Flavonoid. Các chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn quá trình lão hóa của cơ thể, giúp người sử dụng giữ được tuổi thanh xuân.
– Hàm lượng Flavonoid là hợp chất chống oxy hóa hữu hiệu chiếm tỷ trọng lên tới 12% trong đài quả và 5-6% trong lá atiso.
– Các chất Flavonoid là những chất oxy hóa chậm, ngăn chặn quá trình oxy hóa do các gốc tự do, có thể là nguyên nhân làm cho tế bào hoạt động khác thường. Các gốc tự do sinh ra trong quá trình trao đổi chất thường là các gốc tự do như OH•, ROO• (là các yếu tố gây biến dị, huỷ hoại tế bào, ung thư, tăng nhanh sự lão hoá,…).
3. Tác dụng từng bộ phận của hoa atiso
– Dầu ép từ hạt Atiso đỏ và chất không xà phòng hoá có tác dụng kháng sinh trên một số chủng vi khuẩn như Escherichia coli, Salmonella typhi, Bacillus subtilis, Coryne bacterium pyogenes, Staphylococcus aureus… và có tác dụng kháng nấm trên một vài loài nấm: Aspergillus, Trychophyton, Cryptococcus…
– Đài hoa Atiso đỏ có tác dụng chống co thắt cơ trơn, làm thư giãn cơ trơn tử cung, làm hạ huyết áp và có tính kháng sinh, trị ho, viêm họng. Kinh nghiệm dân gian là nhai ngậm đài hoa bụp giấm để trị viêm họng, ho.
– Đài và lá cũng được dùng làm thuốc nhuận gan, lợi tiểu. Dịch chiết nước đài hoa Atiso đỏ đem tiêm vào mèo thí nghiệm (không gây mê) cho thấy có tác dụng hạ huyết áp. Tác dụng này bị ngăn cản bởi atropin. Một chiết đoạn polysaccharit nụ hoa Atiso đỏ tan trong nước có tính chất như pectin polysacharit làm chậm sự phát triển của khối u sarcoma 180 cấy ghép trên chuột.
– Nước hãm đài hoa chứa nhiều Acid hữu cơ có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, lọc máu, giảm áp suất mạch và kích thích nhu động ruột, lại có tác dụng kháng khuẩn và nhuận tràng. Lá cũng có tác dụng lợi tiểu, an thần và làm mát. Quả chống scorbut…
– Lá có vị chua chua, dùng làm rau ăn. Người ta thường dùng đài hoa có vị chua làm gia vị thay giấm, chế nước giải khát, làm mứt, có nơi dùng chế xiro. Người ta có thể cho xiro đó lên men. Lá dùng như chất thơm và cùng với đài hoa, quả để trị bệnh scorbut. Toàn cây có thể chế rượu vang: rượu có mầu đỏ đẹp, vị chát, chua dịu, dáng dấp của vang Bordeaux.
– Lá, đài của hoa bụp giấm (Atiso đỏ) chín rất nhanh và chỉ được thu hái trong vòng 15-20 ngày sau khi hoa nở khi chúng còn mềm, không nhăn héo và có mầu đỏ xẫm. Lá đài để tươi, rửa sạch ép lấy nước, pha thêm đường và nước lọc làm đồ uống giải khát.
– Sắc đài hoa mọng nước lấy nước uống hay hãm uống giúp cho tiêu hoá và trị các bệnh về mắt; Nó cũng dùng để trị bệnh tim và thần kinh, huyết áp cao, xơ cứng động mạch.
Atiso có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, nhưng khi sử dụng, người dùng lưu ý không lạm dụng atiso quá nhiều, đặc biệt là các đồ uống, trà…được chế biến từ atiso.